MSB – Xu hướng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật
– Kháng cự ngắn hạn: 14
– Hỗ trợ ngắn hạn: 12,09
– Xu hướng ngắn hạn: Tăng
– Kháng cự trung hạn: 14,9
– Hỗ trợ trung hạn: 10,76
– Xu hướng trung hạn: Tăng
Phân tích:
Stock Rating của MSB ở mức 88 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của MSB đóng cửa phiên 10/1 tăng 1,6% với khối lượng giao dịch tăng 86% so với phiên trước và tăng 36% so với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá giao dịch trên đường trung bình 20 phiên và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn trong giai đoạn tới.
Trong trung hạn, đồ thị giá vẫn đang hoạt động trong kênh tăng giá và có dấu hiệu hình thành mô hình Head and Shoulder cho thấy động lực tăng trung hạn là lớn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của MSB cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
KDC – Xuất hiện tín hiệu bán
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Chỉ số danh mục đầu tư của Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YS30) đóng cửa ở mức 84,28 điểm (giảm 0,5% so với phiên trước đó) với khối lượng giao dịch vẫn dưới mức trung bình 20 phiên mặc dù có cải thiện nhẹ so với phiên trước đó.
Đồng thời, chỉ báo dòng tiền tiếp tục suy yếu cho thấy nhóm cổ phiếu YS30 khó có động lực tăng mạnh trong vài phiên tới và kịch bản đi ngang sẽ tiếp diễn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức trung tính
Hệ thống chỉ báo xu hướng ngắn hạn của Yuanta Việt Nam xuất hiện tín hiệu BÁN cổ phiếu KDC cho nên các nhà đầu tư tiếp tục cơ cấu danh mục YS30.
ACB – Dự báo tăng trưởng tín dụng vẫn không đổi
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Yuanta Việt Nam kỳ vọng ACB sẽ nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với trung bình ngành trong năm 2023 nhờ vào nền tảng chất lượng tài sản vững chắc. Dự báo tăng trưởng cho vay đối với năm 2023Elà 15% (tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ).
Dư nợ cho vay tăng 11,1% tính đến cuối quý III/2022, trong khi huy động vốn chỉ tăng 3,2% so với mức trung bình ngành là 4%. Sự chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả có thể buộc ACB phải huy động thêm tiền gửi, điều này sẽ đẩy chi phí huy động vốn lên cao.
Tuy nhiên, nhóm phân tích kỳ vọng NIM của ACB sẽ đạt 4,22% (tăng 3 điểm cơ bản so với cùng kỳ) trong năm 2023 do cơ cấu danh mục cho vay của ACB tập trung vào mảng cho vay bán lẻ với 94% tổng dư nợ cho vay.
Trong đó, phân khúc khách hàng cá nhân chiếm 65% tổng dư nợ và doanh nghiệp SME chiếm 29% tổng dư nợ. Điều này sẽ giúp ACB duy trì NIM ở mức tương đối cao mặc dù chi phí huy động vốn có thể sẽ tăng lên.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Theo Thu Thảo – VietnamBiz