in

Smartphone cao cấp lần đầu chiếm hơn nửa doanh thu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong năm 2022

Mặc dù doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn cầu nói chung vào năm 2022 đã giảm 12% so với cùng kỳ do những khó khăn về kinh tế vĩ mô, nhưng ngược lại, doanh số bán điện thoại thông minh cao cấp toàn cầu (được định nghĩa là những chiếc điện thoại có giá từ 600 USD trở lên) lại tăng 1% so với cùng kỳ, theo Counterpoint Research.

Chính nhờ sự tăng trưởng của phân khúc smartphone cao cấp đã cho phép các loại smartphone thuộc phân khúc này lần đầu tiên đóng góp tới 55% tổng doanh thu trên thị trường smartphone toàn cầu.

Phân khúc smartphone cao cấp, liên tục có hiệu suất vượt trội so với thị trường điện thoại thông minh toàn cầu nó chung, cũng chiếm hơn 1/5 tổng doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn cầu trong năm 2022.

Đóng góp vào doanh số và doanh thu của phân khúc smartphone cao cấp trên thị trường smartphoen toàn cầu trong từng giai đoạn. (Nguồn: Counterpoint Research).

Có một số lý do dẫn tới sự tăng trưởng này. Bất chấp điều kiện thị trường khó khăn vào năm 2022, những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu trở lên gần như miễn nhiễm với những khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô so với những khách hàng thuộc tầng lớp bình dân. Do đó, doanh số bán hàng trên thị trường smartphone cao cấp đã tăng lên, trong khi doanh số bán hàng ở phân khúc bình dân và trung cấp giảm xuống.

Ngoài ra, khi điện thoại thông minh dần trở thành vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, mọi người sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho thiết bị của họ và có xu hướng ít thay đổi trong thời gian dài. Đây cũng là một trong những lý do khiến phân khúc smartphone có giá từ 1.000 USD trở lên tăng trưởng nhanh nhất (38% so với cùng kỳ) vào năm 2022.

Một yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng trưởng này là xu hướng “cao cấp hóa” giữa các khu vực. Nhu cầu trong phân khúc cao cấp được thúc đẩy bởi những người nâng cấp lên thiết bị cuối cùng của họ. Việc nâng cấp rõ ràng không chỉ ở các thị trường trưởng thành như Bắc Mỹ mà còn ở các nền kinh tế mới nổi, nơi người tiêu dùng cũng bắt đầu thâm nhập và tiếp cận nhiều hơn với các dòng smartphone cao cấp.

Trong số các OEM (Original Equipment Manufacturer – Nhà sản xuất thiết bị gốc), doanh số bán hàng của Apple trong năm 2022 đã chứng kiến mức tăng 6% so với năm 2021 trên thị trường cao cấp, qua đó mở rộng thị phần của mình để chiếm 3/4 tổng doanh số bán hàng trên phân khúc này.

Thị phần của các thương hiệu sản xuất smartphone trên phân khúc cao cấp giai đoạn 2021 – 2022. (Nguồn: Counterpoint Research).

Apple lẽ ra đã có thể phát triển hơn nữa nếu không xảy ra sự cố gián đoạn nguồn cung iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max trong mùa lễ hội mua sắm cao điểm dịp cuối năm 2022. Ngoài ra, Apple cũng được lợi từ sự sa sút của Huawei tại Trung Quốc.

Theo sau Apple là ông lớn Samsung với doanh số bán hàng trong năm 2022 giảm 5% so với cùng kỳ năm 2021. Samsung đã đánh mất cơ hội tại thị trường Trung Quốc do sự hiện diện tương đối “yếu” tại đây. Việc ra mắt dòng Galaxy S22 vào năm 2022 cũng diễn ra muộn hơn nhiều so với thời điểm ra mắt dòng Galaxy S21 vào năm 2021. Tuy nhiên, sự phát triển của smartphone màn hình gập lại là một điểm sáng đối với Samsung.

Thương hiệu Honor đã đạt được thành công từ mức cơ sở thấp khi mở rộng thị phần tại Trung Quốc nhờ loạt phim Magic series. Thương hiệu này được dự đoán sẽ tạo ra cú hích trên toàn cầu vào năm 2023. Google cũng nằm trong số các OEM hàng đầu phát triển từ mức cơ sở thấp, nhờ Pixel 6 Pro và Pixel 7 Pro. Google đã tăng cường tập trung vào phân khúc điện thoại thông minh.

Ngoài những điều này, hầu hết OEM Trung Quốc đều chứng kiến sự đi xuống do họ thu được một phần đáng kể doanh số bán hàng chủ lực từ thị trường nội địa, nơi chứng kiến điều kiện hoạt động khó khăn vào năm 2022.

Xét về mức độ thâm nhập hệ điều hành, Android đang đánh mất thị phần vào tay iOS ở phân khúc cao cấp. Smartphone cao cấp chạy hệ điều hành iOS chiếm 3/4 tổng doanh số bán điện thoại thông minh trên thị trường cao cấp vào năm 2022.

Đối với Apple, sự tăng trưởng ở các thị trường trưởng thành đến từ việc nâng cấp cơ sở mà trước đó hãng đã xây dựng. Tính liên kết của hệ sinh thái iOS với nhiều thiết bị và dịch vụ cao là một điểm cộng. Nếu người dùng iPhone cũng sở hữu Apple Watch hoặc Mac, thì bản nâng cấp điện thoại thông minh tiếp theo của người đó có thể sẽ là một chiếc iPhone khác đời mới hơn.

Ngoài ra, nhờ giá trị thương hiệu của Apple và sự mở rộng từng bước, doanh số bán hàng của hãng cũng đang tăng lên ở các nền kinh tế mới nổi. Việc các dòng smartphone chạy hệ điều hành Android mất thị phần vào tay iOS ở phân khúc cao cấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến Google đẩy mạnh phát triển mảng điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, smartphone chạy hệ điều hành Android có thể chứng kiến một làn sóng tăng trưởng mới vào năm 2023 khi Counterpoint Research kỳ vọng sẽ có nhiều OEM tung ra các thiết bị có thể gập lại (foldable) trong phân khúc cao cấp trong năm nay.

Theo Anh Nguyễn – VietnamBiz

Vĩnh Phúc gọi vốn vào lĩnh vực ưu tiên từ nhà đầu tư Mỹ

Những góc khuất trong vụ giải cứu Credit Suisse