Công ty Cổ phần Vicem Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng (mã DXV-HOSE) thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra về việc tạm giam người nội bộ.
Cụ thể: DXV cho biết đã nhận được văn bản của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam kèm thông báo ngày 18/3/2023 của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hải Dương về việc bắt tạm giam ông Nguyễn Việt Nga do đã có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Vi phạm xảy ra trong thời gian ông Nguyễn Việt Nga công tác tại Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch.
Còn tại thời điểm bị bắt, bị can hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Vicem Vật liệu xây dựng Đà Nẵng.
Được biết, ông Nga được bầu vào ghế Thành viên HĐQT Vicem Vật liệu xây dựng Đà Nẵng từ ngày 29/4/2022. Trước đó, ông này không giữ bất kỳ chức vụ nào tại DXV.
Hiện, cổ phiếu DXV giữ nguyên diện cảnh báo theo Quyết định số 396/QĐ-SGDHCM ngày 17/06/2022 của SGDCK do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 195 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là -5,83 tỷ đồng (căn cứ Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022), cổ phiếu chưa khắc phục được nguyên nhân bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-ITĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37 và điểm d Khoản 1 Diều 40 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐQT ngày 31/3/2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Công ty đã có báo cáo một số biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán DXV bị cảnh báo do lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2022 như sau:
Tổng doanh thu tính đến 31/12/2022 là 225,008 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 375 triệu đồng, lợi nhuận luỹ kế là -5,655 tỷ đồng; số dư trích lập dự phòng nợ quá hạn, nợ khó đòi (DPKD) là 19,2 tỷ đồng và số đã trích DPKD là 250 triệu đồng.
DXV cho biết, tính hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong hai năm 2020-2021 do dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu, giá cả vật tư, chi phí vận chuyên đêu tăng cao khó lường, thị phân tiêu thụ xi măng bị thu hẹp, kinh doanh thương mại sụt giảm dân đên lợi nhuận đem lại ở mức còn thấp so với kỳ vọng.
Trong năm 2019, công ty phải trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn, khó đòi là 6,792 tỷ đồng, tuy nhiên từ năm 2020-2021 lợi nhuận kinh doanh của Công ty vẫn chưa đủ lớn đế bù đắp khoản lỗ lũy kế này.
Để khắc phục lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2022 còn lại 5,655 tỷ đồng, công ty cho biết năm 2022 tình hình dịch bệnh từng bước được kiểm soát, kinh tế phục hồi và phát triển, đầu tư công tăng mạnh vì vậy nhu cầu vật liệu xây dựng sẽ tăng so với năm 2021. Do vậy, công ty sẽ đẩy mạnh công tác tiêu thụ xi măng, gạch và vỏ bao đảm bảo kinh doanh có lãi;
Đồng thời, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản xuất gạch và vỏ bao; tăng cường thu hồi công nợ quá hạn đế giảm trích dự phòng khó đòi đến 31/3/2023 là 1,5 tỷ đồng; đến 30/6/2023: 1,5 tỷ đồng và đến cuối năm 2023 là 02 tỷ đồng và tận thu giấy phế liệu để bán đến cuối năm 2023 phải đạt 1 tỷ đồng…