in

Công bố hơn 950 kênh “sạch” cho hoạt động quảng cáo

Trong danh sách gồm nhiều công ty/đơn vị có thương hiệu như Công ty Cổ phần VN (với trang mạng xã hội mp3.zing.vn; www.tv.zing.vn…); Tổng Công ty Viễn thông Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Quân đội (www.radio.tinngan.vn), Kênh VOV giao thông quốc gia (www.vovthethao.vn); Công ty TNHH Phát triển Truyền thông Truyền hình Việt Nam (mangxahoiviet.vn); Công ty Cổ phần VDC online (mgame.com.vn); Công ty cổ phần BKAV (home123.vn)…

Danh sách các trang mạng xã hội “sạch” trên mạng Việt Nam (white list) theo công bố của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử nhằm  mục đích giúp các nhãn hàng, đại lý ưu tiên, lựa chọn quảng cáo.

Trước đó, cuối năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các quảng cáo vi phạm pháp luật của Việt Nam. Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết trên không gian mạng đang có thực trạng các quảng cáo của nhãn hàng, thương hiệu Việt Nam bị gắn tràn lan vào nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, sai sự thật; khiêu dâm, trái với thuần phong mỹ tục; giật gân, câu view, vi phạm bản quyền ở rất nhiều video xấu độc trên YouTube, Facebook…

Công bố hơn 950 kênh “sạch” cho hoạt động quảng cáo - Ảnh 1
Công bố hơn 950 kênh “sạch” cho hoạt động quảng cáo - Ảnh 2

Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều giải pháp nhằm xử lý vi phạm trong quảng cáo xuyên biên giới như lập ra một Blacklist – liệt kê những trang web gắn quảng cáo trên các nội dung sai sự thật, nội dung chống phá Đảng và nhà nước hay nội dung vi phạm bản quyền.

Tuy nhiên, mặc dù các dù cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nhiều vi phạm về quảng cáo trên mạng, nhưng nhìn chung chưa có nhiều chuyển biến. Do đó Bộ sẽ lập thêm một Whitelist bao gồm các nền tảng có nội dung “sạch” được Bộ xác nhận để đáp ứng nhu cầu quảng cáo an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bộ Thông tin và Truyền thông theo đó đã xây dựng Bộ danh sách nội dung “sạch” trên mạng của Việt Nam (White List), gồm: báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội được cấp giấy phép hoạt động và tiếp tục mở rộng cho các website, tài khoản, kênh nội dung đăng ký thông tin để tham gia vào White List và sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận.

Công bố hơn 950 kênh “sạch” cho hoạt động quảng cáo - Ảnh 3

Cả Blacklist và Whitelist của Bộ Thông tin và Truyền thông đều sẽ được cập nhật liên tục để mang đến những lựa chọn tốt nhất, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp cũng như các nền tảng kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

Theo Nam Anh – VNEconomy

Một doanh nghiệp xây lắp trên HNX tạm dừng hoạt động một năm do khó khăn tài chính, chỉ còn mỗi CEO làm việc

Tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc