in

[LIVE] ĐHĐCĐ Eximbank: Kế hoạch lãi trước thuế 5.000 tỷ trong năm 2023

 

Cổ đông Eximbank làm thủ tục tham dựĐHĐCĐ thường niên 2023 của ngân hàng sáng ngày 14/4. (Ảnh: Nguyên Ngọc).

Tính đến 8 giờ 13 phút, có 171 cổ đông sở hữu 904.820.458 cổ phần tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2023 củaNgân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, Mã: EIB), chiếm 73,59% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Theo đó, đại hội đủ điều kiện tiến hành.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, Mã: EIB) tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2023 vào sáng nay (14/4).

Tài liệu đại hội cho biết HĐQT dự kiến trình kế hoạch kinh doanh 2023 với lợi nhuận trước thuế 5.000 tỷ đồng (tăng 35% so với kết quả đạt được trong năm 2022); dư nợ cấp tín dụng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) trên 16.000 tỷ đồng, tăng trưởng 12,3%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng (nhóm 3-nhóm 5) tối đa 1,6%; tổng tài sản chạm mốc 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5%.

Riêng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Ban Tổng Giám đốc đã trình và được HĐQT thông qua. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, ngân hàng sẽ xin Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Đối với hoạt động đầu tư, Eximbank có kế hoạch mở mới 8 điểm giao dịch trong năm nay, bao gồm 4 chi nhánh và 4 phòng giao dịch.

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ làm việc với các cơ quan chức năng để thực hiện dự án Tòa nhà Hội sở Eximbank (số 7 Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM); hoàn thiện pháp lý và lập dự toán đầu tư các tài sản thuộc sở hữu của Eximbank tại Hải Phòng, Đà Nẵng; hoàn thiện pháp lý bất động sản ở quận 7, TP HCM để làm trụ sở chi nhánh.

(Đvt: Tỷ đồng). (Nguồn: Eximbank).

Trong năm 2022, Eximbank đạt trên 3.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 45% kế hoạch . Lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ còn hơn 2.300 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 11,6% lên hơn 185.000 tỷ đồng. Huy động vốn đạt 148.615 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2021.

Eximbank đã trình và NHNN chấp thuận điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng từ 10% lên 11,2% và 13,2%.  Dư nợ cấp tín dụng trong năm tăng trưởng 13% so với cùng kỳ và vượt 3% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,8%, giảm 0,14 điểm % so với năm 2021 và tăng 0,1 điểm % so với kế hoạch.

 

Theo HĐQT, ngân hàng đã giảm mạnh danh mục đầu tư trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, ưu tiên vốn cho vay phục vụ tiêu dùng thiết yếu, sản xuất kinh doanh. Cơ cấu danh mục cho vay tập trung tăng trưởng vào phân khúc khách hàng SME, cá nhân, cho vay nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; giảm dần hạn mức các khoản vay không có tài sản đảm bảo.

Tính đến cuối năm 2022, Eximbank đã trích và sử dụng dự phòng rủi ro trên 1.300 tỷ đồng, trong đó dự phòng chung 966 tỷ đồng, dự phòng cụ thể 342 tỷ đồng. Tổng số dự phòng cụ thể đã sử dụng để xử lý nợ trong năm là 166 tỷ đồng.

 Giá trị ghi sổ danh mục đầu tư tài chính của Eximbank. (Nguồn: Eximbank).

Tiếp tục cập nhật…

Theo Nguyên Ngọc – VietnamBiz

13 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công 0%

Tình cảnh trớ trêu của tài xế nữ chạy Gojek: Nhận ít đơn, thu nhập thấp chỉ vì khách nam không chịu ngồi sau “tay lái đàn bà”!