Một trong những điều làm người lao động chưa mặn mà tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là vì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ: Hưu trí và tử tuất, không có chế độ thai sản.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc bổ sung chế độ thai sản vào quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ vừa tạo thêm sức hút với lao động nữ, nhất là những người trẻ làm nghề tự do, vừa góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang đưa ra lấy ý kiến, ban soạn thảo đề xuất bổ sung một số chế độ bảo hiểm xã hội so với quy định hiện hành.
Riêng chế độ dành cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngoài chế độ hưu trí và tử tuất, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất bổ sung thêm chế độ thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động. Đề xuất này được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý thông thoáng để chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện lan tỏa vào đời sống xã hội, giúp người lao động làm những công việc tự do có điểm tựa an sinh vững chắc khi đến tuổi nghỉ hưu.
Tại Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đưa ra đề xuất là trợ cấp thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng
– Đối tượng áp dụng chế độ trợ cấp thai sản là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp khi sinh con
Người lao động nêu trên được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ sinh con.
– Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động nêu trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Nếu Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thì nội dung nêu trên sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Cuối tuần này, nhiệt độ ở miền Bắc giảm mạnh
Theo PV – CafeF