in

Top địa phương có số chi ngân sách bình quân đầu người cao nhất cả nước: Tỉnh cao nhất trên 22 triệu đồng/người, TP. HCM đứng thứ 28, Hà Nội cũng ngoài top 10

Theo dữ liệu Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 do Bộ Tài chính công bố, Hà Nội là địa phương có tổng chi cân đối ngân sách địa phương dự toán (NSĐP) (bao gồm cả bội thu, bội chi) cao nhất cả nước, với 99,9 nghìn tỷ đồng. Đứng thứ hai là TP. HCM với 99,6 nghìn tỷ đồng. 

Hà Nội và TP. HCM cách khá xa so với địa phương tiếp theo là Thanh Hóa với 35,1 nghìn tỷ đồng. Các địa phương còn lại trong top 10 là Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và Vĩnh Phúc.

Top địa phương có số chi ngân sách bình quân đầu người cao nhất cả nước: Tỉnh cao nhất trên 22 triệu đồng/người, TP. HCM đứng thứ 28, Hà Nội cũng ngoài top 10 - Ảnh 1.

Nếu lấy tổng chi cân đối NSĐP chia cho số dân của địa phương đó (dân số theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê), thì Quảng Ninh là địa phương có tổng chi cân đối NSĐP bình quân đầu người cao nhất cả nước với 22,78 triệu đồng/người. Đứng thứ hai là Bà Rịa – Vũng Tàu với 17,7 triệu đồng/người.

Các tỉnh tiếp theo trong top 10 là Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Điện Biên, Bắc Kạn, Lai Châu và Hưng Yên.

Top địa phương có số chi ngân sách bình quân đầu người cao nhất cả nước: Tỉnh cao nhất trên 22 triệu đồng/người, TP. HCM đứng thứ 28, Hà Nội cũng ngoài top 10 - Ảnh 2.

Hà Nội đứng thứ 18 với 11,99 triệu đồng/người, trong khi TP. HCM đứng thứ 28 với 10,86 triệu đồng/người.

Theo Nghị quyết số 70/2022/QH15 của Quốc hội: Về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023, có 18/63 tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách trung ương gồm TP. HCM (1), Hà Nội (2), Bình Dương (3), Đồng Nai (4), Quảng Ninh (5), Bà Rịa-Vũng Tàu (6), Vĩnh Phúc (7), Bắc Ninh (8), Hải Phòng (9), Quảng Nam (10), Đà Nẵng (11) Ninh Bình (12), Khánh Hòa (13), Quảng Ngãi (14), Long An (15), Thái Nguyên (16), Hải Dương (17), Hưng Yên (18).

Top địa phương có số chi ngân sách bình quân đầu người cao nhất cả nước: Tỉnh cao nhất trên 22 triệu đồng/người, TP. HCM đứng thứ 28, Hà Nội cũng ngoài top 10 - Ảnh 3.

TP. HCM và TP. Hà Nội sẽ được xử lý hỗ trợ thêm để giữ nguyên tỷ lệ điều tiết như năm 2022, cụ thể: tỷ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương được hưởng của thành phố Hà Nội là 32%, TP. HCM là 21% (ngân sách trung ương hỗ trợ thêm 5% so với phương án tính theo dự toán thu, chi).

Theo tỷ lệ này, trong năm 2023, Hà Nội được giữ lại hơn 62.600 tỷ đồng và TP. HCM được giữ lại hơn 51.100 tỷ đồng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách địa phương và ngân sách trung ương.

Thái Quỳnh – CafeF

Tổng thống Biden đề xuất ngân sách 2024: Tăng thuế tỉ phú, chi khủng cho quốc phòng, y tế

Nỗi khổ không của riêng ai: Phần đông người Mỹ phải tích cóp cả 100 năm mới đủ tiền mua nhà